Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

[News] 'Sính Âu Mỹ' - Căn bệnh mới của K-pop

Sự lạm dụng quá đà các yếu tố nước ngoài của K-pop đang khiến người hâm mộ “bội thực”.  
Người người Tây tiến, nhà nhà Tây tiến
Chẳng hiểu xu hướng thêm thắt vài ba từ tiếng Anh vào ca khúc K-pop bắt đầu từ bao giờ, nhưng đến thời điểm hiện tại thì hầu như không một ca khúc hit nào lại không có ít nhất một từ tiếng Anh. Có thể kể đến các ca khúc A (Rainbow), Roly Poly (T-ara), Pop Pop Pop (Raina)…
Thời gian gần đây, K-pop lại còn có mốt đưa các bóng hồng ngoại quốc vào MV. Điển hình là các MV của CNBlue, FT. Island, Shinhwa… Đặc biệt là nhóm Big Bang: Từ Tonight, Beautiful Hangover đến Bad Boy đều có sự xuất hiện các mỹ nữ tóc vàng. Không biết girl xinh xứ Hàn không còn đủ hấp dẫn đối hay các nghệ sĩ đang cố tình tìm kiếm một sự khác lạ cho MV của mình.
Xính Âu Mỹ  Căn bệnh mới của Kpop
Xính Âu Mỹ  Căn bệnh mới của Kpop
Đưa các yếu tố nước ngoài vào ca khúc và chăm chỉ lưu diễn tại nước ngoài đang là mốt của K-pop
Chịu chơi hơn nữa, nhiều công ty sẵn sàng bỏ cả đống tiền để đưa nghệ sĩ sang trời Tây để quay MV và cũng không quên quảng cáo rùm beng chuyện “Tây tiến” trên các kênh truyền thông như một phương thức để gây sự chú ý. Có thể kể đến một số “đại gia” như Big Bang đã sang tận New York để quay MV Bad Boy, tân binh Gang Kids cũng được đầu tư gần 900.000 đô-la quay MV ra mắt tại châu Âu trong vòng 9 ngày; BEAST tới đây cũng sẽ sang New York để quay ngoại cảnh cho MV sắp phát hành.
Chưa hết, các công ty còn đua nhau mời mọc các biên đạo, đạo diễn nổi tiếng thế giới sang Hàn Quốc để “yếm trợ” cho những đứa con cưng. Vũ đạo trong Be My Baby của Wonder Girls, Animal của Jo Kwon và Day By Day của T-ara đều do một tay Jonte Moaning – biên đạo của Beyonce – chỉ đạo. Hay như Wonder Girls, ca khúc Like Money cũng được “chống lưng” bởi nhạc sĩ Cri$tyle (người từng cộng tác với Rihanna) và nhà sản xuất nổi tiếng Akon.
Kết quả thì sao?
Nếu những sự đầu tư này là hợp lý thì không nói làm gì. Vấn đề các công ty đang cố tình dùng yếu tố “ngoại lai” để câu view khán giả hơn là tập trung vào chất lượng của ca khúc và MV. Nhiều khi, một ca khúc tiếng Hàn đang rất trơn tru, rõ ràng dễ hiểu bỗng nhiên bị chêm vài từ tiếng Anh rất “không liên quan”.
Các bóng hồng ngoại quốc xuất hiện trong MV cũng chẳng thể khiến fan “chết mê chết mệt”. Không thiếu những ca khúc chỉ toàn girl Hàn như Nobody (Wonder Girls), Gee (SNSD)… vẫn sốt hầm hập trong một thời gian dài.
Xính Âu Mỹ  Căn bệnh mới của Kpop
MV Honey Honey của Gang Kidz dù được đầu tư mạnh tay nhưng cũng không được đánh giá cao
Rồi việc đầu tư ra nước ngoài quay MV đôi khi cũng không cần thiết. MV ‘Honey Honey’ được tiếng đầu tư tiền tỷ quay ở châu Âu nhưng cảnh quay cũng chẳng có gì đặc sắc, nếu không muốn nói là thua xa một số MV được quay ở trong nước.
MV dance version Day By Day của T-ara mới đây đã nhận được kha khá gạch đá từ chính fan ruột vì màn vũ đạo “chim bay cò bay” quá chán dù được quảng cáo là do Jonte Moaning tự tay đạo diễn.
Lời kết
K-pop đang ngày càng phát triển và có sức ảnh hưởng lớn, việc “kết thân” với thị trường Âu Mỹ âu cũng là điều dễ hiểu. Khách quan mà nói, việc đặt tên bài hát và điệp khúc bằng tiếng Anh sẽ có lợi thế trong việc khiến cộng đồng fan K-pop thế giới nhớ và hiểu hơn nội dung chính của bài hát, đơn giản vì ai cũng biết tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến và được nhiều người sử dụng.
Xính Âu Mỹ  Căn bệnh mới của Kpop
Trong một thị trường âm nhạc không biên giới như hiện nay, việc sử dụng các yếu tố "ngoại lai" là cần thiết nhưng phải thật hợp lý
Việc tổ chức concert hay đưa nghệ sĩ Hàn Quốc sang hoạt động ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ cũng đã góp phần lớn khiến cho cái tên K-pop phổ biến ở nhiều nước và được nhiều người biết đến. Dù có người cho rằng WonderGirls Mỹ tiến là một thất bại, nhưng trên thực tế việc khiến một số lượng fan lớn đến xem và nhảy theo bài hát của mình đã là một điều đáng mừng. Đó còn chưa kể đến không ít lần bài hát của 5 cô gái cùng các nhóm nhạc K-pop khác chiễm chệ ở những vị trí cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc danh giá của Mỹ, Canada…
Có thể thấy các nghệ sĩ K-pop đang tận dụng mọi hình thức để mở rộng sự bành trướng của mình ra thị trường Âu Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Nhưng nhiều khi sự tận dụng đó lại đang quá triệt để dẫn đến “vơ nhầm” cả những thứ không cần thiết. Có lẽ các nghệ sĩ Hàn cần có hướng đi mới với những đầu tư hợp lý để vừa phát triển K-pop mà vừa không quá tốn kém.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét