Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

[News] KHỞI ĐẦU THUẬN LỢI CỦA MỘT CHÀNG TRAI, TAEYANG…

Đây là một bài phân tích/đánh giá tuyệt vời của Cha Woo Jin, một nhà phê bình âm nhạc có tiếng. Nó khá tỉ mỉ và dài, và ông hơi lạc đề chút, nhưng rất đáng để đọc.
—Viết bởi nhà phê bình âm nhạc Cha Woo Jin—
Đầu năm nay, tạp chí online nơi tôi công tác, quyết định lựa chọn các album quan trọng trong nước và ngoại quốc mười năm qua (2000-2009). Cá nhân tôi đã dự tính các album mình chọn từ trước rồi, cho vui thôi. Tôi không thích thú việc xếp hạng, mà dành thêm thời gian nghĩ về chất lượng. Trên hết, tôi lựa trọn dựa trên vị trí và hoàn cảnh của các album hơn là về mặt nhạc lý, bởi tôi muốn phá vỡ định kiến kiểu như “những album đáng nghe nhất lịch sử nhạc Hàn”. Thật ra, điều tôi muốn nói là, album HOT của Taeyang nằm trong số đó.
Taeyang là người khá thú vị, Bởi vì anh có vị trí khá bấp bênh với tư cách là ca sĩ solo,mặc dù anh là thành viên nhóm nhạc thần tượng, anh đã ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan, phải sản xuất âm nhạc thực thụ thay vì bắt chước, đó là điều đa số nghệ sĩ Hàn Quốc gặp phải. Anh kết hợp sự “thiên bẩm” và sự “tôi luyện” trong giọng ca của mình, bằng một cách hòa hợp và thành công, và điều đó đã tạo nên nền tảng lý do người ta đặt kì vọng vào Taeyang. Tôi viết trên blog cá nhân, vào lúc đó, rằng “tùy vào việc thành công hay thất bại, định kiến và tư tưởng mà các nghệ sĩ Hàn gợi cho chúng ta (bao gồm nhạc sĩ, tính chân thật, sự quản lý công ti và thần tượng), sẽ bị (Taeyang) thay đổi” và tôi vẫn chưa hề đổi ý từ đó. Tương tự vậy về SOLAR, được anh cho ra mắt gần đây. Tôi đã hy vọng sẽ có nhiều thêm những ca khúc như Look Oly at Me nhưng dù không có, tôi vẫn không nói rằng mình không hiểu ý đồ của anh thể hiện qua album. Có một ấn tượng mạnh rằng anh ra sức duy trì thế cân bằng giữa điều mà công ty (hoặc công chúng) muốn và điều anh muốn. Trưởng thành không ngừng quan trọng hơn là vươn lên quá nhanh. Vậy nên đó là một khởi đầu tốt.
Nhưng có một lý do khác để anh thú vị, Tôi nghĩ ấn tượng chung người ta thấy từ anh là “chàng trai lịch thiệp và cẩn trọng” và “người đàn ông chưa từng hẹn hò” và tôi nghĩ hai hình tượng này tạo nên “tính chân thực cho thần tượng”. Tất nhiên, đó là một từ tôi bịa ra. Thật lạ lùng (tôi không có ý thần tượng là chân thực, chỉ là từ “chân thực” khá lạ). Thật ra tôi chấp nhận danh từ lạ lùng này bởi thực
chất, nó chính là Taeyang. Dù anh là thần tượng, người ta coi anh là người có thái độ nghiêm túc với âm nhạc, và là ca sĩ có nhiều tiềm năng và sự tiến bộ. Taeyang thậm chí còn thay đổi quan điểm phổ thông trong chúng ta về thần tượng bằng câu trả lời phỏng vấn:”Nhưng tôi muốn hẹn hò”. Thông thường thì có vẻ như anh chỉ thích âm nhạc, và là người chưa từng có cơ hội đi chơi, tán tỉnh, và đa số tin rằng anh là như thế, thần tương là như thế. Không quan trọng đó là sự tưởng tượng của công chúng hay là thật sự vậy, sự thuần khiết và vô tư mà ta thấy từ anh, khiến ta phải coi anh là một ca sĩ khác biệt so với các thành viên thần tượng khác. Phong thái chân thực này của anh không chỉ khiến âm nhạc anh thể hiện giống như sự lan tỏa vẻ thuần khiết, mà còn tạo nên nền tảng khiến người ta kì vọng anh sẽ trưởng thành một cách khác biệt với tư cách ca sĩ và vượt qua giới hạn của thần tượng. Có thể chỉ là suy nghĩ của tôi (bởi tôi cũng là fan ruột vì nụ cười tươi tắn và thái độ nghiêm túc của Taeyang). Tuy nhiên, lý do tôi chú ý đến chặng đường âm nhạc của Taeyang, từ góc nhìn cá nhân và phê bình, là bởi anh quá đồng điệu với “khuôn mặt của một chàng trai”. Anh hòa hợp âm nhạc với việc làm thần tượng. Vậy nên, phê bình nhạc pop có lẽ không khả thi qua con mắt tầm thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét